Sau một thời gian sử dụng bình thủy, bên trong bình bạn sẽ thấy xuất hiện các vết ố vàng, cặn bẩn. Điều xuất hiện cặn bẩn làm giảm đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng nước uống có trong bình thủy. Cách làm sạch cặn bình thủy vô cùng đơn giản và sẽ được Mẹo Vặt Sống tóm gọn và xúc tích trong bài viết này!
Cặn lắng trong phích nước là gì?
Cặn lắng là những mảng màu vàng nhạt hoặc trắng ngà bám vào thành ruột phích nước. Màu sắc và độ dày của cặn lắng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn nước sử dụng và thời gian sử dụng phích. Những mảng cặn này là dấu hiệu của sự tích tụ khoáng chất trong nước.
Nguyên nhân hình thành cặn lắng
Nguyên nhân hình thành cặn lắng trong phích nước:
– Kết tủa khoáng chất: Một số thành phần khoáng trong nước, như canxi (Ca) và magiê (Mg), có thể kết tủa và bám vào thành ruột phích. Những khoáng chất này thường tích tụ và tạo thành cặn, đặc biệt trong nước có độ cứng cao.
– Nguồn nước chưa được xử lý kỹ: Nếu nguồn nước sinh hoạt không được xử lý đầy đủ, hàm lượng Mg và Ca cao có thể không được loại bỏ hoàn toàn. Dù nước đã được đun sôi, những khoáng chất này vẫn có thể tạo ra cặn bám bên trong ruột phích.
– Hàm lượng clo cao: Trong nước máy, hàm lượng clo cao có thể dẫn đến sự hình thành vết nhám trên bề mặt ruột phích khi nước được đun sôi. Điều này không chỉ tạo cặn mà còn làm giảm khả năng giữ nhiệt của phích, gây hỏng hóc nhanh chóng.
Tại sao cần vệ sinh bình thủy điện kỳ?
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Sau một thời gian sử dụng, bình thủy điện thường bị tích tụ một lớp cặn mỏng bên trong. Những cặn bẩn này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước và sức khỏe của người sử dụng. Để bảo đảm vệ sinh và an toàn, việc vệ sinh bình thủy định kỳ, tốt nhất là mỗi tuần một lần, là điều cần thiết để giữ cho bình luôn sạch sẽ và an toàn.
Giúp bình thủy giữ nhiệt tốt hơn
Cặn bẩn tích tụ trong bình có thể làm giảm hiệu quả giữ nhiệt của thiết bị, khiến nước nguội nhanh hơn và làm tăng mức tiêu thụ điện năng. Bằng cách vệ sinh bình thủy định kỳ, bạn có thể duy trì khả năng giữ nhiệt của bình, từ đó cải thiện hiệu quả sử dụng điện và tiết kiệm chi phí.
Tăng tuổi thọ cho bình
Việc không vệ sinh bình thủy định kỳ có thể dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn và cặn bẩn, làm hỏng các bộ phận bên trong và ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của bình. Vệ sinh định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ hư hỏng, bảo vệ bộ vi xử lý và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Các cách làm sạch cặn bình thủy
Dùng giấm ăn hoặc nước cốt chanh
Axit axetic có trong giấm hoặc nước cốt chanh là một phương pháp hiệu quả để làm sạch mảng bám cặn khoáng trên thành và đáy bình thủy. Để thực hiện, đun sôi một lượng giấm ăn (hoặc nước cốt chanh pha loãng) đủ để ngập phần cặn trong bình. Đổ dung dịch vào bình, đậy kín và giữ trong ít nhất 1 giờ.
Sau đó, đổ nước ngâm ra, cặn khoáng sẽ được loại bỏ. Nếu bình vẫn chưa sạch hoàn toàn, lặp lại quá trình này. Sau khi làm sạch, tráng lại bình bằng nước sôi và để khô hoàn toàn để loại bỏ mùi giấm.
Dùng baking soda
Baking soda là một nguyên liệu đa năng có thể dùng để làm sạch bình thủy hiệu quả. Cho một vài thìa baking soda vào ruột bình, thêm chút nước, đậy nắp và lắc đều để hỗn hợp baking soda chà sát các cặn khoáng. Nếu có dụng cụ vệ sinh dạng que, hãy sử dụng để chà nhẹ trên thành bình để làm sạch cặn bám nhanh chóng.
Dùng lá trà tươi
Lá trà tươi không chỉ giúp tẩy cặn và khử mùi mà còn diệt khuẩn rất tốt. Để làm sạch bình thủy, dùng 1 – 2 nắm lá trà tươi, vo lại và cho vào bình.
Bạn hãy đun sôi nước và đổ vào bình để ngập phần cặn, sau đó ngâm trong 24 giờ. Sau thời gian ngâm, đổ nước và lá trà ra, súc lại bằng nước sạch để thấy ruột bình sáng bóng hơn. Nếu cặn dày và khó làm sạch, lặp lại quá trình này.
Dùng gạo tẻ
Đây là phương pháp dân gian hiệu quả để làm sạch bình thủy. Bạn hãy đặt một nắm gạo tẻ vào bình, đổ gần đầy nước sôi và đậy nắp để qua đêm. Sáng hôm sau, đổ gạo và nước ra, sau đó súc lại bình bằng nước sạch để thấy ruột bình sạch bong, sáng bóng.
Cách vệ sinh bình thủy điện
Bước 1: Trước khi bắt đầu vệ sinh, bạn cần tháo phích cắm và ổ điện, sau đó đổ hết nước còn lại trong bình ra. Dùng cọ mềm để quét nhẹ vào các góc cạnh bên trong bình, giúp loại bỏ bụi bẩn bám vào. Tiếp theo, dùng khăn mềm lau sạch phần vỏ bên ngoài. Tránh sử dụng miếng chùi cứng và sắc nhọn để không làm xước vỏ bình. Hạn chế dùng chất tẩy rửa chứa axit để bảo vệ vỏ bình khỏi tình trạng vàng ố và tránh làm hỏng bình.
Bước 2: Ruột bình là bộ phận quan trọng nhất, vì vậy cần vệ sinh cẩn thận. Sử dụng vải mềm hoặc miếng xốp và nước để lau nhẹ nhàng bên trong bình. Tránh sử dụng hóa chất mạnh có thể gây mòn hoặc ố màu ruột bình.
Bước 3: Trộn giấm ăn và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1, sau đó đổ dung dịch vào bình và đun sôi. Cắm dây nguồn và đun sôi trong khoảng 1 giờ. Sau khi dung dịch đã được đun sôi, đổ nước ra ngoài và để bình ráo nước. Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bên trong bình. Rửa bình nhiều lần với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn mùi giấm và chanh. Cuối cùng, đổ nước vào bình và đun sôi một lần nữa, rồi đổ nước đi. Sau khi hoàn tất các bước này, bình thủy điện của bạn đã sẵn sàng để sử dụng lại như bình thường.